Có nhiều người quan tâm đến việc sở hữu chung cư có
thời hạn hay vô thời hạn. Vì theo như ý kiến của Giáo sư Đặng Hùng Võ thì chung
cư không thể tồn tại vĩnh viễn và nó có tuổi thọ của mình. Vì vậy, mọi người
không nên xác lập quyền sở hữu vĩnh viễn cho một tài sản chỉ tồn tại hữu hạn.
Nhận định trên của giáo sư cũng là khẳng định của
các kiến trúc sư trong lĩnh vực xây dựng khi được hỏi ý kiến về vấn về tuổi thọ
trung bình của chung cư ở Việt Nam hiện nay.
Về mặt lý thuyết thì các chung cư hiện nay đều có tuổi
thị trung bình từ 50-100 năm đối với các chung cư có độ cao từ 25 tầng đến 75 tầng.
Tuy nhiên, hiện nay vì các chung cư ở thực tế cao hơn 25 tầng mới chỉ xuất hiện
ở đầu những năm 2000 nên thực tế vẫn chưa có điều kiện để kiểm chứng.
Mặc dù vậy, nhưng có thể tham khảo từ những công
trình chung cư cũ đã được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước tại các khu
vực như: Thái Hà, Nam Đồng, Bách Khoa… Hiện nay thì các chung cư có chiều cao
tương đương 10 tầng, vì vậy thời hạn sử dụng được tính là 50 năm. Và thực tế
thì sau một thời gian sử dụng thì các chung cư cũ này đều đã hết hạn sử dụng và
xuống cấp trầm trọng.
Tuổi thọ của một công trình nhà chung cư phụ thuộc
vào chất lượng thiết kế và thi công của công trình. Khi chất lượng và thiết kế,
thi công công trình đó tốt thò thời gian sử dụng của chúng sẽ đúng theo như lý
thuyết.
Vì vậy, khi lưa chọn mua căn hộ của một chủ đầu tư nào đó thì không chỉ đánh giá
về tiềm lực tài chính mà quan trọng hơn đó là việc chủ đầu tư đó chọn nhà thầu,
nhà xây lắp có năng lực và trình độ cao. Ngược lại nếu như các chủ đầu tư và
các đơn vị thi công ẩu thì chắc chắn tuổi thọ của công trình nhà chung cư đó sẽ
thấp hơn tính toán.
Đối với những chung cư đã hết hạn sử dụng thì việc tốt
nhất đó là đập đi, xây mới vì việc cải tạo lại tòa nhà cũng chỉ có thể kéo dài
thời hạn sử dụng của nó thêm một thời gian ngắn, ngoài ra, việc cải tạo tồn tại
nhiều rủi ro và an toàn thấp.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây đó là việc đập đi xây
dựng lại các chung cư không phải chuyện đơn giản. Vì nó phụ thuộc rất nhiều vào
khả năng tài chính của chủ đầu tư cũng như quyết định di dời của người dân sống
trong chung cư đó.
Theo thống kê thì hiện nay tại thành phố Hà nội cò
khoảng hơn 1000 nhà tập thể cũ, trong đó có 11 khu nhà được xếp vào loại nguy hiểm cấp D buộc phải
di dời ngay để tiến hành cải tạo xây dựng. Hâu hết các chung cư này đều được
xây dựng từ thế kỷ trước. Theo thời gian sử dụng thò đến nay các dự án này đều
đã xuống xấp, có thể gây ảnh hưởng đến sự an toàn và chất lượng cuộc sống của
người dân tại đây.
Việc xây dựng lại các khu nhà này hiện nay vẫn là một
trong những dấn đề nan giải, không có lối thoát cho cả nhà nước và người dân.
Những việc trên cho thấy việc đánh giá xem có thể sở
hữu chung cư có thời hạn hay không là một vấn đề cần thiết đến mức độ nào. Vì
chúng ta không thể sở hữu chung cư vĩnh viễn trong khi sự tồn tại của nó chỉ là
hữu hạn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét