Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Kiến trúc của Le Corbusier thời kỳ trước và sau những năm 20

Trước những năm 20 Le Corbusier đi rất nhiều, tiếp xúc nhiều, học ớ thư viện, ở các trường học và bản thân ông cũng ngại ngùng lối dậy học kinh viện chu nghĩa ích kỷ bấy giờ, trường đại học lớn của ông là cuộc đời. Sau này có lúc ông đã nói: "với sô' tiền tiết kiệm được của tôi, tôi đi du lịch qua nhiều nước. Xa những trường học, tôi xây dựng lại cuộc đời mình qua những công trình thực tê' và tôi bắt đầu thức tinh".
Ông đã cô' gắng tiếp xúc với nhân dân và quần chúng lao khổ, ông thiết kế vinhomes riverside cho công nhân, cho nông dân và trong khi thiết kế thành phố Chandigarh ở Ân Độ, ngoài khu vực hành chính chủ yếu ra, ông dành cho mình phần thiết kế nhà ở cho tầng lớp Paria - tầng lớp cùng khổ nhất trong xã hội ở đấy.
Qua phương án đề xuất về kiến trúc loại nhà Domino có thể xây dựng hàng loạt với mặt bằng nhà và kết cấu tiêu chuẩn hóa (1914), ta thấy tác giả đã nhìn thấy "những vân đề cơ bản của công tác xây dựng trong tương lai". Đó cũng là một nguyên lắc xây dựng mà ngày nay bất cừ một nước nào muốn phát triển nhà ở phải ứng dụng, trong dó có một nguyên tắc rất cơ bản mà sau này Le Corbusier còn tiếp tục triển khai trong phương án nhà Citrohan.
Từ năm 1920 trở đi, Le Corbusier lần lượt đề xuất một sô' phương án nhà ớ Citrohan nhằm mục đích xây dựng nhanh, nhiều, công nghiệp hóa được, chú ý tính linh hoạt

trong sử dụng, chú ý tạo hình lập thể và cái đẹp hình khối, nhấn mạnh bóng đổ và ánh sáng. Sau đó Le Corbusier xây dựng thành công khu nhà ở theo kiểu hàng loạt ở Pessac, mẫu hình chuẩn mực đầu tiên của ý niệm dỏ thị mới.
Trước những thể nghiệm trên, giới kiến trúc chưa có khái niệm gì về việc xây dựng hàng loạt, cái đẹp kỹ thuật. Các nhà kiến trúc và các nhà phê bình lúc đó dã bực tức và căm ghét những tác phẩm này vì chưa hiểu được cái đa dạng trong cái thông nhất, một nguyên lý của mỹ học hiện đại, họ kêu ca và vu khống Le Corbusier là đã chôn vùi cái đẹp lịch sử vào dĩ vãng.
Sau đó, Le Corbusier còn tiếp tục phát triển những thành công của mình về nhà ở trong nhiều tác phẩm khác, trong đó đáng chú ý là tòa nhà Cook ở Boulogne sur Sỉine (1926) (với những đặc điểm đáng chú ý về sử dụng không gian, dùng tổ hợp nội thất kiểu không gian hòa nhập), tòa nhà Stein ở Garches (1927) (với đặc điểm là hệ thống không gian có nhiều thành phần mới và tỷ lệ khá hoàn chỉnh của mặt đứng).
Về lý thuyết, Le Corbusier trong thời kỳ này đề ra "năm điểm kiến trúc mới" và luận điểm nổi tiếng "nhà là cái máy để ớ" với một nội dung đặc biệt mới mẻ và có tính chinh phục. "Nãm điếm kiến trúc mới" cua Le Corbusier lá nhà có cột đứng tầng dưới trống, mái bằng và trên có vườn, mặt bằng tự đo, cửa sổ phân bô theo hình bằng ngang và mặt đứng tự do.
Một sô phương án kiến trúc đã chứng minh sự hợp lý của những luận điểm mới, vì hình thức kiến trúc mới này (thực tế xuất phát từ nội dung chức năng và vật liệu mới) lì các mẫu nhà ớ thành phố vườn Weissenhof, Đức năm 1928 (những kiêu nhà bị Hitler 1 ì lệnh phá bó, nhưng do một sự tình cờ còn giữ lại được và nay được liệt vào các di tích lịch sứ xếp hạng); biệt thự ở Carthage, Tunisie và biệt thự Savoya ớ Poissy. một hình tượng thuần khiết cứa kiến trúc hiện đại, một tác phám có hệ thông không gian, có tính truyền cám mãnh liệt, giàu chất trữ tình và kết hợp rất hái hòa với thiên nhiên.
Le Corbusier đã đề ra trong những năm 30 một kiểu nhà ở lớn độc đáo: một ngôi nhà ở tập thể bao gồm nhiều hộ nhỏ, riêng biệt (immeuble - villas). Từ kiểu nhà này, về sau tác giá còn phát triển thêm những kiểu khác đa dạng hơn. Ta nhận thấy một phương thức ở mới mang tính chất tập thể, một tầm vóc mới về nhà ở đã ra đời (nhưng từng gia đình với yêu cầu tự do cá nhân vẫn được bảo đảm). Cảm hứng về những ngôi nhà lớn như những con tàu này bắt nguồn từ một số hình thức kiến trúc cổ nước Ý mà bóng dáng của nó đã khắc sâu vào tâm trí của Le Corbusier từ năm 1907, khi ông đi qua vùng Toscan trữ tình của nước này. Một đơn vị nhỏ của ngôi nhà này đã được Le Corbusier tách ra và xây dựng trong "Triển lãm nghệ thuật trang trí năm 1925 ở Paris" (Các đại biểu quốc tế đề nghị trao giải thưởng cho công trình này trong khi đại biểu Pháp phát biểu: "Đây khổng phải là kiến trúc").
Nhấn mạnh tầm quan trọng của quy hoạch đô thị, coi đó là chìa khóa đê mở rộng các hoạt động xây dựng, Le Colbusier đã đưa vào đẳng thức có tính nguyên lý do ông đề ra: "Nghệ thuật tạo hình = Sinh học = Toán học" để để ra các phương án quy hoạch thành

phô' ba triệu dân, phương án cải tạo trung tâm Paris và phương án Thành phô tươi sáng. Ông chủ trương thay thế cách xây dựng hiện tại vốn hỗn loạn, kỳ dị và vô nghĩa bằng cách xây dựng làm sao cho thành phố trở thành có quy luật, có trật tự, có hệ thống giao thông điều hòa, tràn ngập cây xanh và ánh sáng.
Từ phương án quy hoạch Thành phô' tươi sáng (1930) có tính chất lý thuyết, với sự phân vùng công năng rõ rệt, có tính hình học sắc nét nhưng không hề loại bỏ cái đẹp tự nhiên, Le Corbusier đã vẽ các phương án quy hoạch cụ thể cho nhiều thành phõ của nhiều nước: Quy hoạch Anvers (1933), quy hoạch Alger (1930), quy hoạch Nemours, Bắc Phi (1930), quy hoạch Hélocourt (1935), rồi Rio de Janeyro, Saint Dié, Stockholm.
Nhưng người ta đã từ chối ông ở nhiều nơi. Khi ông rời Alger vào một ngày tháng 7 nãm 1934, Le Corbusier đã phải nói: "người ta đã đóng hết các cửa đối với tôi...". Chỉ có Ân Độ sau này là chấp nhận ông và tạo cho ông điều kiện để lại một đồ án quy hoạch có tiếng vang lớn trên thế giới.
Về mảng nhà công cộng lớn trong thời kỳ chiến tranh thê' giới thứ hai, Le Corbusier có những phương án gây nên một làn sóng xôn xao dư luận ở các nước như: đồ án Trụ sở Hội quốc liên ở Geneve (1927), phương án Cung Xô Viết ở Moskva (1931) và phương án Bảo tàng nghệ thuật hiện đại ở Paris (1935). Ông đã xây dựng một nhà làm việc ở Moskva (1928) và tòa nhà Thuỵ Sĩ ở Trưòng đại học Paris (1932) với một bút pháp độc đáo và tiến bộ với sự phân bô các bộ phận mặt bầng theo công năng. Mặt khác, kiến trúc và phong cách rất gắn bó với nhau. Xứng đáng đóng vai trò một thiên nhiên thứ hai, tác phấm của Le Corbusier đã nổi bật lên trong cuộc thi.
Đối với phương án sử dụng cho Cung Xô Viết (Moskva, 1931) Le Corbusier cũng từ bỏ cách bô' cục cả gói, mà thiết kế kiểu mặt bằng phân bô theo chức nãng, tạo nên một nhịp điệu mạnh mẽ, một sự vận dộng linh hoạt của cấu trúc, hình khôi.
Tòa nhà Thuỵ Sĩ ớ Trường đại học Paris là một tác phẩm mẫu mực khác của Le Corbusier về cách xử lý. Sự chính xác và tính phóng khoáng ở đây được kết hợp khéo léo, cách thiết kê mặt dứng nhấn mạnh sự phân cách và tương phản, nhấn mạnh chất cảm của các loại vật liệu và cách điệu hóa các bộ phận kiến trúc ở đây đã chứng tỏ tài nghệ bậc thầy cua tác giả.
Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai, Le Corbusier vẫn viết nhiều công trình nghiên cứu đê chuẩn bị cho tương lai. Ông nghiền ngẫm lại "nhà ở chuyên tiếp" với vật liệu xây dựng rẻ tiền (bùn và rơm) dê dự kiến cho thời kỳ sau chiến tranh. Ông tham gia Hội nhũng người cách tân kiến trúc (ASCORAL: Assemblee de Constructions pour une Renovation Architecturale) và đề ra phương châm: "Nhà ở là đôi tượng chính của công tác quy hoạch và thiết kế kiến trúc".
Xem thêm :biệt thự vinhomes riverside

0 nhận xét:

Đăng nhận xét